Ngày nay nhu cầu xây dựng hồ cá Koi đang trở thành xu thế. Vì cá Koi là loài cá có ý nghĩa thúc đẩy vượng khí cho gia đình rất tốt. Rất nhiều gia chủ đã đẩu tư thiết kế hồ cá Koi để làm điểm nhấn cho kiến trúc sân vườn của mình. Thậm chí một số biệt thự rộng lớn cũng đã đưa công trình hồ cá Koi này vào trong nhà của mình. Và một hồ cá Koi đẹp thì không thể thiếu sự góp mặt của đèn âm nước hồ cá Koi. Và để sở hữu một hồ cá Koi tuyệt đẹp thì chúng ta không thể bỏ qua những bước hướng dẫn lắp đặt đèn hồ cá Koi đúng kỹ thuật.
Bài viết này Hoàng Gia Việt Nam sẽ chỉ cho các bạn cách thi công lắp đặt các loại đèn hồ cá Koi từ A-Z. Đầy đủ hướng dẫn lắp đặt cho các loại đèn led âm nước khác nhau. Như đèn chân đế, đèn gắn âm thành hồ, đèn ốp nổi… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật lắp các loại đèn hồ cá Koi này để sở hữu một kiến trúc cảnh quan sân vườn được chiếu sáng đẹp nhất nhé!
1. Chọn đèn lắp chiếu sáng cho hồ cá Koi phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại đèn led âm nước có thể sử dụng để lắp chiếu sáng cho hồ cá Koi. Tuy nhiên mẫu đèn led âm nước hồ cá Koi tốt nhất hiện nay là mẫu đèn chân đế. Mẫu đèn này được thiết kế linh hoạt với chân đế có thể xoay chuyển 360 độ. Chóa đèn có thể điều chỉnh chiếu lên hoặc chiếu xuống một cách dễ dàng.
- Đèn led âm nước dạng chân đế có nhiều công suất khác nhau: 3w , 6w, 9w, 12w, 15w, 18w, 24w, 36w
- Ánh sáng đèn led âm nước chân đế: Đơn sắc hoặc đổi màu RGB
Các vị trí có thể sử dụng đèn led âm nước chân đế để chiếu sáng trong ứng dụng hồ các Koi bao gồm:
- Lắp đèn chiếu sáng mặt nước: Vị trí thích hợp nhất là lắp đèn tại thành hồ cách mặt nước 10 – 20cm. Không nên lắp quá sâu hoặc lắp dưới đáy hồ.
- Lắp đèn chiếu sáng hòn non bộ bên hồ cá Koi
- Lắp đèn chiếu sáng thác nước bên hồ cá Koi
- Lắp đèn chiếu sáng các hốc đá để làm điểm nhấn
- ….
Dưới đây là một số thông tin chung về loại đèn led âm nước chân đế được lựa chọn phổ biến nhất để lắp cho hồ cá Koi:
Tên sản phẩm | Đèn led âm nước chân đế |
Công suất | 3w, 6w, 9w, 12w, 15w, 24w, 36w |
Ánh sáng | Đơn sắc hoặc đổi màu |
Hiệu suất quang | ~ 110 Lm/w |
Độ hoàn màu | > 85 Ra |
Điện áp | 12 – 24V (AC) |
Tiêu chuẩn | IP 68 lắp âm nước |
Chất liệu | Thân Inox 304 |
Tuổi thọ | 50.000 giờ |
Bảo hành | 2 năm |
Giá bán | Khoảng 500.000 – 1.500.000 đồng |
Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng các loại đèn led âm nước khác để lắp cho hồ cá Koi như:
- Đèn led âm nước dạng gắn âm
- Đèn led âm nước dạng gắn ốp nổi
- Đèn led âm nước bánh xe lắp cho vòi phun tiểu cảnh trong hồ cá Koi nếu có
Xem thêm: Báo giá các loại đèn hồ cá Koi
2. Cách lắp đèn led âm nước chân đế cho hồ cá Koi
Đèn led âm nước chân đế là mẫu đèn được sử dụng phổ biến nhất trong ứng dụng chiếu sáng hồ cá Koi. Vì thế, chúng tôi xin sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đèn hồ cá Koi dạng chân đế trước nhé!
2.1. Bước 1: Tháo rời chân đế và thân đèn
Trước tiên hãy tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của đèn led âm nước chân đế. Mấu đèn led âm nước chân đế này được cấu tạo với 2 phần có thể tháo rời nhau. Đó là chân đế và thân đèn. Để tiền hành các bước lắp đèn led âm nước chân đế vào thành hồ cá Koi các bạn nên tháo rời chân đế và thân đèn để quá trình lắp đặt dễ dàng hơn.
2.2. Bước 2: Lắp cố định chân đế vào thành hồ
Ở bước này, chúng ta sẽ xác định vị trí cần lắp đèn. Sau đó sử dụng máy khoan để khoan 3 lỗ để bắt vít lắp chân đế vào thành hồ. Hãy lưu ý khoảng cách giữa 3 lỗ khoan. Mẹo tốt nhất là áp phần chân đế vào thành hồ sau đó đánh dấu vị trí cần khoan. Nhiều người chủ quan thường chỉ bắt 2 lỗ vít ở chân đế. Tuy nhiên, với các loại đèn có công suất càng lớn thì trọng lượng đèn càng nặng. Vì thế bạn nên lắp kỹ cả 3 vị trí bắt chân đế để giữ đèn chắc chắn nhất.
Tiếp theo hãy sử dụng con nở có kích thước phù hợp để đóng vào 3 lỗ khoan. Sau đó mới dùng vít Inox 304 để lắp chân đế của đèn vào thành hồ. Hãy lưu ý, loại ốc vít được sử dụng nên là ốc vít Inox 304 để đảm bảo không xảy ra tình trạng hoen rỉ trong quá trình sử dụng.
2.3. Bước 3: Lắp cố định đèn vào chân đế
Sau khi lắp chắc chắn chân đèn vào thành hồ. Bước tiếp theo khá đơn giản. Bạn chỉ cần xiết lại các bulong để lắp cỗ định đèn với chân đế. Như vậy là đã xong công đoạn lắp đèn led âm nước chân đế cho hồ cá Koi. Các đi dây, đấu nối đèn led âm nước với nguồn điện như thế nào, các bạn hãy tiếp tục kéo xuống phần bên dưới để tìm hiểu nhé!
3. Cách lắp đèn led âm nước dạng gắn âm cho hồ cá Koi
Tiếp nối bài viết hướng dẫn cách lắp đặt đèn led âm nước cho hồ cá Koi này. Chúng ta hãy tìm hiểu về cách lắp đèn led âm nước dạng gắn âm. Đây là loại đèn led âm nước có cách lắp đặt phức tạp nhất. Đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao trong việc xử lý chống thấm cho lỗ khoét lắp đèn. Nó thường được lên kế hoạch ngay từ khâu thiết kế và xây dựng hồ cá Koi.
3.1. Bước 1: Tạo lỗ khoét lắp đèn
Những lỗ khoét lắp đèn thường được đặt trước và đi dây điện chờ sẵn.
*** Lưu ý: Khi tạo lỗ khoét lắp đèn led âm nước dạng gắn âm cho hồ cá Koi, các bạn cần tìm hiểu kỹ về kích thước của đèn. Tránh trường hợp lỗ chờ quá to hoặc quá bé. Như vậy rất mất công để xử lý. Trường hợp này cũng thường xảy ra khi một chiếc đèn led âm nước gắn âm thành hồ cá Koi nào đó bị hỏng và cần thay thế. Nếu không tìm được loại đèn tương thích phù hợp với kích thước đèn cũ thì rất phức tạp.
3.2. Bước 2: Lắp đèn led âm nước vào lỗ chờ
Sau khi đã có sẵn lỗ chờ, việc lắp đặt đèn led âm nước dạng gắn âm sẽ dễ dàng hơn. Đèn led âm nước dạng gắn âm có cấu tạo 2 lớp. Để lắp đặt chúng dễ dàng nhất, bạn hãy tháo lớp “vỏ áo” của đèn ra và lắp vào lỗ chờ trước. Sử dụng bu lông ốc vít Inox để cố định vị trí.
Sau đó tiếp tục thực hiện việc đấu nối dây điện ở đèn led âm nước gắn âm với dây điện chờ sẵn bên trong lỗ chờ. Chú ý sử dụng băng dính điện để quấn cho thật kỹ, tránh rò rỉ điện.
Sau khi đấu nối dây điện xong bạn chỉ cần lắp khít phần thân đèn vào vỏ đèn trong lỗ chờ là xong. Chú ý mặt đèn ôm sát và che lấp miệng lỗ chờ. Như vậy là đã xong khâu đoạn lắp đặt đèn led âm nước dạng gắn âm lên thành bể cá Koi. Còn khâu đoạn đấu nối điện cho đèn led âm nước, các bạn hãy theo dõi trong phần hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé!
4. Cách lắp đèn led âm nước dạng gắn ốp nổi cho hồ cá Koi
Trong số các loại đèn led âm nước thì đèn led âm nước dạng ốp nổi là có cách lắp đặt đơn giản nhất. Bạn chỉ cần xác định vị trí cần lắp đèn. Sau đó thực hiện lần lượt các công đoạn sau đây:
- Bước 1: Tạo lỗ khoan tương ứng với vị trí tai đèn có lỗ bắt vít. Để chuẩn nhất bạn có thể áp đèn vào vị trí lắp sau đó đánh dấu các vị trí cần khoan.
- Bước 2: Sử dụng nở 4 để đóng vào vị trí bắt vít giúp cho cố định đèn hiệu quả nhất
- Bước 3: Sử dụng vít Inox 304 để cố định các vị trí tai đèn lên thành hồ là xong.
*** Cách đấu nối nguồn đèn led âm nước các bạn xem chung trong phần hướng dẫn bên dưới nhé.
5. Cách lắp đèn led âm nước dạng bánh xe cho vòi phun nước hồ cá Koi
Đèn led âm nước bánh xe là một ứng dụng nhỏ trong việc trang trí hồ cá Koi. Vì không phải hồ cá Koi nào cũng được thiết kế vòi phun nước nghệ thuật. Nhưng nếu có vòi phun nước nghệ thuật thì chắc chắn không nên thiếu những chiếc đèn led âm nước dạng bánh xe này.
Sau đây sẽ là cách lắp đèn led âm nước cho cho vòi phun nước hồ cá Koi. Nó cũng rất đơn giản nên các bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây là làm theo nhé!
Phía sau thân đèn led âm nước bánh xe sẽ có cấu tạo với 3 ốc vít Inox có tác dụng xiết chặt giữ lấy vòi phun nước. Vì thế cách lắp đặt đèn led âm nước bánh xe hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần luồn họng vòi phun nước qua lỗ ren giữa đèn. Sau đó xiết chặt các ốc vít vào họng vòi phun nước là xong.
Khâu đoạn cuối cùng trong quá trình thi công lắp đặt đèn led âm nước cho hồ cá Koi là khâu đoạn quan trọng nhất. Đó chính là đấu điện cho đèn led âm nước. Chi tiết cách đấu nối, đi dây điện đèn led âm nước với nguồn mời các bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
6. Hướng dẫn cách đấu nối, đi dây điện đèn led âm nước với nguồn
Đối với trường hợp lắp đèn led âm nước chân đế hay ốp nổi, phần dây điện bắt từ đèn ra thường được vắt lên thành hồ. Sau đó dẫn về nguồn cấp để đấu vào trục chính của hệ thống. Hoặc các bạn cũng có thể chạy dọc xung quanh thành hồ sau đó trát lại xi măng để đạt tính thẩm mỹ tốt hơn. Còn với đèn led âm nước dạng gắn âm, phần dây điện đã được thiết kế chờ sẵn rồi. Chúng ta hãy bắt đầu các bước đấu nối điện cho đèn led âm nước với nguồn nhé!
6.1. Các lưu ý quan trong trước khi đấu nối nguồn đèn led âm nước
- Đèn led âm nước là dòng đèn được lắp dặt dưới nước. Nó được thiết kế sử dụng nguồn điện 12 – 24V an toàn. Trong khi đó, nguồn điện dân dụng của chúng ta hiện nay là 220V. Vì thế khi lắp đặt đèn hồ cá Koi các bạn cần lưu ý sử dụng thêm bộ nguồn hạ áp từ 220V xuống 12 – 24V. Phổ biến nên dùng bộ nguồn hạ áp 24V. Vì nó có khả năng chống nước hiệu quả, có thể lắp đặt bên ngoài trời.
- Công suất của bộ nguồn hạ áp phải lớn hơn gấp đôi tổng công suất của toàn hệ thống đèn led âm nước. Nếu không sẽ không cung cấp đủ nguồn điện cho các bóng đèn ở xa nguồn. Do nguồn điện 24V – 12V là loại hiệu điện thế nhỏ nên bị tiêu hao. Nếu khoảng cách nguồn và đèn càng xa thì nguồn cấp càng phải lớn hơn.
6.2. Kỹ thuật đấu điện cho đèn led âm nước hồ cá Koi
Nếu bạn đang tìm hiểu cách lắp đặt đèn led âm nước hồ cá Koi để tự mình thi công. Thì chắc chắn không nên bỏ qua những kiến thức về kỹ thuật đấu điện dưới đây. Có như vậy thì hệ thống đèn led âm nước hồ cá Koi của bạn mới sáng được.
Để đấu điện cho hệ thống đèn led âm nước nói chung, chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật đấu điện song song.
*** Trong một mạch LED đấu song song thì tất cả cực dương của bóng LED được nối với nhau và nối vào đầu ra điện áp dương của nguồn điều khiển. Tất cả cực âm của bóng LED được nối với nhau và nối vào đầu ra điện áp âm của nguồn điều khiển.
Những lưu ý với mạch LED đấu song song:
- Điện áp đặt ở 2 đầu mạch nhánh song song là bằng nhau và bằng với điện áp nguồn.
- Cường độ dòng điện của nguồn cấp bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua mỗi mạch nhánh song song.
- Điện áp đặt ở mỗi nhánh song song cần có giá trị như nhau để tránh hiện tượng lệch dòng.
*** Nếu không chắc chắn về kỹ thuật đấu nối điện thì tốt nhất các bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của một thợ điện chuyên nghiệp nhé. Dẫu gì chúng ta cũng không nên đùa với điện. Vừa mất công sức, vừa mất thời gian, lại còn nguy hiểm nữa.
Cùng với đó, đèn hồ cá Koi là loại đèn sử dụng điện áp 12-24V. Vì thế trong hệ thống lắp đèn chúng ta sẽ cần sử dụng thêm thiết bị hạ áp. Các bước thực hiện đấu điện đèn led âm nước với bộ nguồn hạ áp như sau:
- Bước 1: Ngắt điện nguồn
- Bước 2: Đấu nối dây hiện ở đèn led âm nước vào đầu ra (Outout) của bộ nguồn hạ áp. Thường có ký hiệu là OUT 12 / 24V.
- Bước 3: Đấu nối nguồn điện gia đình đang sử dụng vào đầu vào (Input) của bộ nguồn hạ áp. Thường có ký hiệu là IN 220V.
*** Lưu ý ở bước 3, nguồn điện dân dụng có thể sử dụng loại đầu nói phích cắm. Hoặc nên được lắp thêm cầu dao hoặc Aptomat để đảm bảo an toàn. Vì đây là những thiết bị có khả năng ngắt hoàn toàn 2 cực nguồn điện. Đảm bảo an toàn tối ưu cho quá trình sử dụng. Không nên lắp dạng công tắc bật tắt thông thường. Vì các loại công tắc thường chỉ ngắt 1 cực nên có thể gây ra rò rỉ điện không an toàn.
Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn xong cho các bạn về cách thi công lắp đặt đèn led âm nước hồ cá Koi. Việc còn lại cần làm sẽ là Test đèn.
7. Test ánh sáng đèn led âm nước
Sau khi hoàn tất khâu lắp đặt thì chúng ta sẽ tiền hành cấp nguồn điện và test đèn. Kiểm tra xem đèn tất cả các đèn đã sáng đều chưa? Các đèn xa nguồn, cuối nguồn có bị tối không? Nếu đèn bị tối hơn đèn đầu nguồn tức là bạn đang sử dụng bộ nguồn có công suất chưa đủ lớn. Nên được thay thế bằng bộ nguồn có công suất lớn hơn. Hiệu quả nhất là sử dụng bộ nguồn có công suất gấp đôi tổng công suất của cả hệ thống đèn như đã chia sẻ bên trên.
Ngoài ra, nếu bạn lắp đèn led âm nước đổi màu thì hãy kiểm tra xem đèn có đổi màu đúng không. Hiệu suất và chất lượng ánh sáng có được như mong muốn… Nếu tất cả các tiêu chí đều được đáp ứng thì quá trình lắp đặt đèn chiếu sáng cho hồ cá Koi đã được hoàn tất. Nếu cần tư vấn thêm về cách lắp đặt đèn led âm nước cho hồ cá Koi. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline dưới đây:
Như các bạn thấy đó, cách lắp đèn led âm nước chân đế cho hồ cá Koi rất đơn giản. Điều quan trọng nhất chỉ là quá trình đấu nói và đi dây về nguồn điện. Nếu không đáp ứng được các điều khiện cần và đủ đó thì toàn bộ hệ thống sẽ mất an toàn. Đèn có thể chập cháy nếu bạn đấu trực tiếp với nguồn điện 220V. Vậy nên hãy hết sức lưu ý để biết cách lắp đèn hồ cá Koi đẹp và an toàn nhé!
8. Một số câu hỏi thường gặp khi lắp đèn âm nước cho hồ cá Koi
8.1. Có nên lắp đèn âm nước dưới đáy hồ cá không?
Không nên. Vì ánh sáng chiếu ra của đèn led âm nước khá hẹp. Nó không thế bao phủ không gian toàn hồ nếu bạn lắp quá sâu. Vị trí lý tưởng để lắp đèn led âm nước chiếu sáng hồ cá Koi là cách mặt nước 10 – 20cm (Tùy công suất đèn). Với các loại đèn led âm nước 3w thì chỉ nên lắp cách mặt nước khoảng 5 cm. Như vậy có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng trên mặt nước tốt nhất.
Mặt khác những chú cá Koi cũng thường bơi lội gần mặt nước. Nếu bạn lắp đèn quá sâu thì cũng không thể thể hiện được hết vẻ đẹp mà những chú cá đang bơi lội dưới nước.
8.2. Có nên lắp đèn led âm nước trên cạn không?
Đèn led âm nước có thể lắp trên cạn. Tuy nhiên không được khuyến khích. Vì đây là loại đèn được thiết kế riêng biệt để lắp dưới nước. Nếu lắp trên cạn thì khả năng tản nhiệt của đèn sẽ không được tốt bằng ở dưới nước. Vì vậy loại đèn này chỉ thích hợp để lắp âm nước hoặc các khu vực như thác nước, hòn non bộ. Với các vị trí khác cần chiếu sáng trên cạn như cây cảnh thì các bạn nên tham khảo các dòng sản phẩm đèn led chiếu cây hoặc đèn led cắm cỏ.
8.3. Có nên lắp xen kẽ đèn đổi màu và đơn sắc cho cùng 1 hồ cá Koi không?
Hoàn toàn có thể. Thậm chí đây còn là cách lắp đèn hồ cá Koi mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Tạo nên không gian được trang trí ấn tượng và đẹp mắt. Tuy nhiên loại đèn led âm nước đơn sắc được lắp đặt nên lựa chọn ánh sáng vàng để đạt được hiệu quả chiếu sáng và tạo điểm nhấn tốt nhất. Không bị hòa lẫn vào màu ánh sáng của đèn đổi màu RGB.
8.4. Nên lắp đèn led âm nước chiếu từ phía trong ra hay phía ngoài vào?
Việc bố trí vị trí lắp đèn thường phụ thuộc vào kích thước và hình dáng đèn là chủ yếu. Với những hồ cá Koi có kích thước lớn bạn nên bố trí đèn chiếu đều xung quanh hồ. Tại các vị trí thích hợp sao cho đạt tính thẩm mỹ tốt nhất cho hồ cá cả ban ngày lẫn ban đêm.
Còn với một số hồ các Koi mini đa số chỉ cần lắp khoảng 3 đèn chiếu từ phía ngoài vào trong là đủ. Vừa đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng trang trí vào ban đêm. Vừa có thể “giấu” đèn vào ban ngày. Mang lại tính thẩm mỹ tốt nhất cho hồ cá cả ngày lẫn đêm.
8.5. Vì sao tôi lắp đèn đổi màu nhưng chỉ sáng được 1 màu?
Đây là một trong những lỗi lắp đặt đèn hồ cá Koi mà chúng tôi đã từng bắt gặp. Nguyên nhân là do gia chủ sử dụng nguồn điện DC (1 chiều) cho hệ thống đèn led âm nước đổi màu. Như vậy thì đèn không thể chuyển màu được. Giải pháp khắc phục là thay thế bộ nguồn DC (1 chiều) thành bộ nguồn AC (2 chiều/xoay chiều) là được. Còn bộ nguồn DC (1 chiều) chỉ thích hợp để lắp đặt các loại đèn led đơn sắc.
Trên đây là những câu hỏi xoay quanh vấn đề lắp đặt đèn led âm nước cho hồ cá Koi. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hãy để lại bình luận cho chúng tôi. Hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline trên trang web để được hỗ trợ nhanh nhất.
9. Một số lỗi thường gặp khi lắp đèn hồ cá Koi
Trong quá trình lắp đặt đèn led chiếu sáng cho hồ cá Koi rất có thể bạn sẽ mắc phải những lỗi sau đây:
- Lắp đèn thành 2 tia chiếu vào nhau: Cách lắp đèn hồ cá Koi như vậy sẽ khiến ánh sáng không phủ đều trên mặt hồ. Các khoảng sáng tối sẽ không đồng đều.
- Lắp đèn led âm nước từ đáy chiếu lên: Làm hạn chế độ lan tỏa của ánh sáng trong lòng hồ.
- Lắp đèn led âm nước trên thành hồ (trên cạn): Cách lắp đặt này không khuyến kích. Vì sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của đèn. Và chất liệu Inox dễ bắt nắng sẽ không bền khi tia ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Dùng vít lắp đặt không đủ tiêu chuẩn: Thay vì dùng vít Inox 304 chống oxy hóa thì nhiều người có thể sử dụng vít Inox 201. Loại vít này không bền trong điều kiện lắp đặt dưới nước. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa làm ảnh hướng tới việc gia cố đèn. Thậm chỉ là rung đèn, rơi đèn. Cũng như làm lệch góc chiếu sáng của đèn ban đầu.
- Sử dụng dây điện quá bé, không đúng tiêu chuẩn: Làm ảnh hưởng tới chất lượng ánh sáng của toàn hệ thống, cháy chập nguy hiểm. Nên dùng dây cáp điện tròn có tiết diện lớn khoảng 2.5mm. Nên chọn dây đôi của Cadisun. Các mối nối cần được quấn băng dính điện thật kỹ. Cần thận hơn thì nên dùng cút nối an toàn.
- Dùng bộ đổi nguồn công suất thấp: Khiến đèn nhấp nháy, sáng yếu. Nên dùng bộ đổi nguồn có công suất lớn hơn gấp đôi tổng công suất đèn. Và dùng bộ đổi nguồn AC cho hệ thống đèn led âm nước đổi màu. Nếu không đèn sẽ không thể đổi màu.
Bằng việc chú ý những lỗi lắp đặt đèn led chiếu sáng hồ các Koi trên đây. Chắn chắn bạn có thể sở hữu một hồ cá Koi được chiếu sáng đẹp nhất. Và luôn an toàn đối với các sinh vật bơi dưới nước và con người.
8. Đơn vị bán và thi công đèn led âm nước cho hồ cá Koi tốt nhất
Với những bước hướng dẫn cách lắp đặt đèn led âm nước hồ cá Koi trên đây. Hy vọng đã mang tới những thông tin hữu ích để bạn có thể tự mình thi công lắp đặt đèn hồ cá Koi tại nhà.
Có thể thấy, cách lắp đặt đèn led âm nước cho hồ cá Koi không quá phức tạp. Vấn đề quan trọng nhất là tính toán công suất cho toàn hệ thống đèn để lựa chọn bộ nguồn hạ áp 12 – 24V sao cho thích hợp. Hãy luôn nhớ rõ nguyên tắc công suất bộ nguồn gấp đôi tổng công suất của hệ thống đèn nhé. Có như vậy thì mới mang lại một hệ thống đèn chiếu sáng hồ cá Koi hoàn hảo nhất. Với những hồ Koi lớn tốt nhất hãy liên hệ với chuyên gia kỹ thuật để được tư vấn chính xác nhất.
Hiện nay đèn led âm nước hồ cá Koi được phân phối tại website hoanggiavina.VN với đầy đủ mẫu mã và chủng loại. Giá đèn led âm nước hồ cá Koi luôn được chúng tôi cập nhật công khai trên hệ thống website. Với những công trình dự án cần mua và thi công đèn led âm nước cho hồ cá Koi với giá tốt nhất. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được mức chiết khấu tốt nhất.
- Cam kết bán đèn led âm nước uy tín
- Bảo hành 2 -3 năm
- Có bảng giá niêm yết cụ thể và công khai trên hệ thống website
- Giá có chiết khấu tốt nhất dành cho công trình dự án
- Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, giá hấp dẫn cho khách hàng
- Vận chuyển linh hoạt trên toàn quốc